>> Đọc lại phần 1 tại đây.
The Grand Egyptian Museum, by Heneghan Peng Architects, in Giza, Egypt
Thiết kế ngôi nhà mới cho King Tut không phải là việc dễ dàng. Nhưng Heneghan Peng Architects đã lựa chọn cho mình nhiệm vụ này từ năm 2003 (đánh bại 1.500 đối thủ đấu thầu để tạo nên Bảo tàng các vị Đế vương Ai Cập – Grand Egyptian Museum). Vào thời điểm ấy, đây là một trong những cuộc thi đấu thiết kế lớn nhất lịch sử. Mười lăm năm và 1 tỉ USD, cung điện của Ai Cập sắp sửa được hoàn thành. Kiến trúc của nó trải dài nối giữa Cairo và kim tự tháp cổ Giza.
Có vị trí nằm trên cao nguyên sa mạc, nét nổi bật của công trình này nằm ở bức tường đá dài 800 mét, có tính năng tạo ra dạng hình học chỉ thẳng về các kim tự tháp gần đó. Địa hình hình tam giác được bao quanh bởi những bức tường lớn nhất – được gọi là Menjaurus Wall, rộng 500 mét và cao tới 35 mét. Giúp bảo vệ công trình khỏi những cơn bão cát.
Thiết kế chính của công trình là một viện bảo tàng và trung tâm hội nghị, kết nối bởi một sân trong lớn. Ngoài ra còn có một thính phòng với sức chứa hơn 800 người. Những tòa nhà hỗ trợ gần bên sẽ có các nhà hàng, phòng bán vé và những dịch vụ khác. Phòng trung tâm năng lượng và một phòng thí nghiệm đặc biệt chuyên dùng cho vệ sinh, liệt kê và phục hồi các đồ vật khảo cổ được đặt ngăn cách với phần còn lại của công trình – bên dưới mặt đất.
Viện bảo tàng sẽ được trưng bày hơn 100.000 hiện vật và cổ vật. Ngoài ra còn cho bạn những góc nhìn độc nhất tới những kim tự tháp ở xung quanh.
Stackt Market, by Stackt and LGA Architectural Partners, in Toronto
Viện bảo tàng sẽ được trưng bày hơn 100.000 hiện vật và cổ vật. Ngoài ra còn cho bạn những góc nhìn độc nhất tới những kim tự tháp ở xung quanh.
Stackt Market, by Stackt and LGA Architectural Partners, in Toronto
Được dẫn đầu bởi Matt Rubinoff và Tyler Keenan, Stackt Market sẽ biến đổi nhà máy luyện kim cũ đã bị bỏ trống từ năm 2014 thành một khu vực công cộng phức hợp, với hơn 130 containers sắp xếp chồng chéo nhau. Cả công trình được thiết kế để thực hiện các chương trình sự kiện, văn hóa và nghệ thuật.
Tuy rằng đây chỉ là công trình tạm thời được dự kiến sẽ được sử dụng trong hai năm rưỡi trước khi kế hoạch xây công viên ngay tại đây được tiến hành. Nhưng công trình với diện tích 9.290 mét vuông này hứa hẹn sẽ đem tới làn gió mới cho khu vực từng bị bỏ bê này của thành phố.
8600 Wilshire, by MAD Architects, in Beverly Hills, California
Một trong những công trình cao tầng hoàn thiện gần đây của MAD Architects – Chaoyang Park Plaza tại Bắc Kinh gợi lên hình ảnh của hai ngọn núi. Cho sự ra mắt của công ty, thiết kế đã được thu nhỏ xuống lại thành một ngọn đồi, mặc dù điều ấy không khiến cho 8600 Wilshire kém đẹp mắt và ấn tượng khi được đặt ở trái tim của đồi Beverly. Nhô cao lên hơn 18 mét so với đại lộ cùng tên, công trình này bắt chước một ngọn đồi nhỏ nhiều cây cỏ, hòa hợp vào những chân đồi cạnh bên của L.A. Bên trên và bên trong ngọn đồi nhân tạo này bao bọc bởi một bức tường sống được cung cấp nước đầy đủ. Bức tường này bao gồm các cây thực vật mọng nước, chịu hạn hán và được sắp đặt bao quanh mọi nơi.
Thiết kế bên trong được chia theo các cụm nhà ở khác nhau: Nhà phố, biệt thự, phòng thu và các căn hộ.
Ở ngay bên dưới chân tòa nhà, bức tường thực vật giao với các thảm cỏ tạo nên hiệu ứng về “chân đồi lơ lửng mang nhiệm vụ hàng rào bảo vệ ngôi nhà”. Nằm ẩn sâu so với đường phố là sân trong với những cây cối trưởng thành, cây trồng tự nhiên và dòng suối chảy chầm chậm vào hồ lớn ở sảnh bên dưới. Thiết kế này thể hiện sự nỗ lực của công ty MAD để tạo nên sự kết hợp giữa tự nhiên và cộng đồng ngay ở bối cảnh đô thị bận rộn.
V&A Museum of Design Dundee, by Kengo Kuma Associates, in Dundee, Scotland
Khi mà viện bảo tàng V&A của thiết kế Dundee mở cửa tại thành phố bờ sông của Scotland vào cuối năm nay, nó sẽ đánh dấu hàng loạt các sự kiện lịch sử. Tòa nhà, với tầm nhìn ra sông Tay là dự án đầu tiên của nhà thiết kế Nhật Bản Kengo Kuma tại UK. Đây sẽ là chi nhánh đầu tiên và duy nhất của bảo tàng Victoria & Albert ngoài Luân Đôn. Và cũng là bảo tàng đầu tiên tại Scotland dành riêng cho thiết kế.
Với ngân sách lên tới 80 triệu Pound tương đương 110 triệu USD, bản thân công trình đã là một kì công của thiết kế. Được lấy cảm hứng từ dãy núi dọc bờ biển Đông bắc của Scotland, bức tường uốn cong bên ngoài được tạo thành từ bê tông đúc với 2.500 miếng đá thô đúc sẵn nặng lên tới 3000 kg và có chiều rộng tới 4 mét. Bề mặt không đều này được tạo nên từ 21 phần tường riêng biệt, tạo hình ảnh của mặt vách đá ở Scotland.
Nhìn chung thì thiết kế bao gồm 8.000 mét vuông, 1.650 trong số đó là không gian trưng bày. Cả công trình được làm mát và làm nóng chủ yếu bằng năng lượng địa nhiệt, giúp nó trở thành một mô hình bền vững.
Mount Fuji World Heritage Center, by Shigeru Ban Architects, on Honshu Island, Japan
Vào năm 2013, Shingeru Ban Architects chiến thắng trong cuộc đấu thầu để thiết kế Trung tâm Di sản Thế giới Mount Fuji sau khi ngọn núi cao nhất của Nhật Bản đã được công nhận là di sản thế giới Unesco. Tuy nhiên kiến trúc sư đã thừa nhận vào thời điểm ấy sẽ không khôn ngoan khi tạo ra cấu trúc cạnh tranh với cấu trúc tuyết phủ đối xứng của núi Phú Sĩ. Do đó ông ấy đã thiết kế nên tòa nhà có hình thức tham khảo theo hình dáng của ngọn núi.
Nằm trên mảnh đất rộng 4.300 mét vuông, tòa nhà được hình thành bởi những tấm gỗ hình nón lật ngược. Vào những ngày tĩnh lặng, những hình ảnh phản chiếu từ các hồ nước xung quanh sẽ khiến cả khung cảnh xung quanh công trình gợi về hình ảnh của ngọn núi Phú Sĩ – cách trung tâm này 32 km. Bên trong có hệ thống cầu thang xoắn ốc với chiều dài 193 mét tạo cảm giác cho du khách như đang được leo lên núi – đưa khách đến với từng khu vực mang lại thông tin về ngọn núi lửa ngưng hoạt động này. Tại đỉnh cao của mái dốc là một tháp canh có trang bị kính tráng men từ sàn tới trần nhà, đem tới cái mà nhà thiết kế Ban gọi là “Cửa sổ hình ảnh” cho một góc nhìn nổi bật tới núi Phú Sĩ. Trung tâm di sản Thế giới núi Phú Sĩ hiện đã mở cửa và chào đón khách tham quan.
Những bài viết có thể bạn quan tâm: